Thể dục, Thể thao (TDTT) ra đời cùng với sự ra đời của xã hội loài người, dưới sự tác động của môi trường và mối quan hệ cộng đồng, đòi hỏi phải đấu tranh sinh tồn vì cuộc sống như đi, đứng, chạy, nhảy….. Đây là nhân tố khách quan và ý thức chủ quan (săn, bắn, hái, lượm…), luôn gắn chặt với lao động sản xuất để tồn tại. TDTT như là một bộ phận nền văn hóa chung của loài người. Tiêu biểu cho nền Thể thao của thế giới cổ đại là Thể dục, thể thao Hy Lạp cổ đại, xuất phát từ sự tín ngưỡng thần linh và Tôn giáo. Họ rất thích tinh thần dũng cảm, sức mạnh, nhanh, sự bền bỉ, chú trọng đến rèn luyện thể lực cho từng người, tôn vinh những người thắng cuộc. Thi đấu của các lực sĩ đã trở thành một bộ phận của nghi thức tôn giáo.
Từ thời kỳ tiền sử đến chế độ thị tộc, thời kỳ Cổ đại, Hy Lạp Cổ đại; thời kỳ phong kiến….cho đến thời kỳ Thực dân pháp xâm lược, đến cách mạng tháng 8/1945 hay thời kỳ Thể thao hiện đại, hội nhập thì TDTT luôn được coi trọng. Bởi lẽ rèn luyện TDTT không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe con người, sức khỏe nhân dân, mà đó là một bộ phận của văn hóa, đó là một phương tiện quan trọng để giao lưu, đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trong cộng đồng quốc tế.
Khái lược về lịch sử và ý nghĩa ngày Thể thao Việt Nam 27/3.
Cách đây 31 năm, Ngày 29-1-1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 25/CT về việc lấy ngày 27-3 làm “Ngày Thể thao Việt Nam”. “Ngày Thể thao Việt Nam” được tổ chức hàng năm nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động văn hoá thể thao lành mạnh.
|
|
Bác Hồ tập võ trong chiến khu Việt Bắc |
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Bác cũng là người khai sinh nền thể dục, thể thao của chế độ mới. Ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ liên hiệp lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục Trung ương trong Bộ Thanh niên. Với mục tiêu “xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”, Sắc lệnh nêu rõ: Nha thể thao Trung ương có nhiệm vụ “liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Quốc gia giáo dục để nghiên cứu và thực hành thể dục trong toàn quốc”. Gần hai tháng sau, căn cứ theo quyết định của Quốc dân đại hội Việt Nam (Quốc hội khoá 1) họp ngày 02-3-1946 khẳng định sự tổ chức của Chính phủ liên hiệp kháng chiến, thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38 thiết lập Nha Thanh niên và Thể dục trong Bộ Quốc gia giáo dục. Nha gồm có Phòng Thanh niên Trung ương và Phòng Thể dục Trung ương . Đây là văn kiện lịch sử, được coi như cương lĩnh đầu tiên về xây dựng nền thể dục, thể thao cách mạng của nước Việt Nam, thể hiện tập trung tư tưởng Hồ Chí Minh về Thể dục, Thể thao, phục vụ sức khỏe của dân tộc và sự cường thịnh của Đất nước.Trên thực tế, với những quy định của Bộ Quốc Gia giáo dục, Phòng Thể dục Trung ương đảm nhiệm toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của Nha Thể dục Trung ương cũ.
Trong những năm kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ là người tập luyện TDTT đều đặn, Người còn động viên chiến sĩ quân đội trong nhân dân cần gìn giữ sức khỏe, tăng cường thể lực phục vụ cho công tác và chiến đấu để giành độc lập tự do cho dân tộc. Với lời thề “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, nhân dân Việt Nam thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ…”, Bác luôn luôn sống lạc quan yêu đời thường xuyên tập luyện TDTT. Một trong những bài tập sử dụng rộng rãi là bài tập quân sự gồm 32 động tác với súng gậy và một số môn như việt dã, chạy vũ trang, bóng chuyền, bơi… Ở cả 3 miền đất nước, trong các chiến khu, TDTT đã trở thành một động lực lớn cho cuộc chiến đấu chống Thực dân Pháp xâm lược.
Với những việc làm như: Ra Sắc lệnh thành lập ngành Thể dục Thể thao, viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, đích thân phát động phong trào Khỏe Vì Nước phát triển sôi nổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh nền Thể dục Thể thao mới của nước Việt Nam. Cùng với chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam, với các tên gọi phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của đất nước: Nha Thể thao Trung ương thuộc Bộ Thanh niên rồi đến Nha thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục (1946) và sau này là Ban Thể dục thể thao Trung ương (1957), đổi thành Ủy ban Thể dục Thể thao (1960), Ủy ban Thể dục thể thao đã giữ được vị trí Thể dục Thể thao trong xã hội và trong các giai đoạn cách mạng khác nhau.
Kể từ khi thành lập đến nay, ngành Thể dục, Thể thao Việt Nam đã nhận được rất nhiều thư của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Thư của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, thư của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, thư của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, thư của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thư của Thủ tướng Phan Văn Khải và gần đây nhất là thư chúc mừng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc… gửi cho cán bộ, viên chức, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài ngành Thể dục, Thể thao. Điều đó thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Chính phủ đối với ngành TDTT nước nhà và cũng chính là nguồn lực làm cho ngành TDTT Việt Nam ngày càng phát triển.
Trải qua những năm tháng lịch sử, Dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, từ quan điểm, chỉ thị, kế hoạch và lộ trình cụ thể, ngành Thể dục, Thể thao của Việt Nam đã từng bước phát triển và giành được nhiều kết quả trên bình diện đấu trường khu vực và quốc tế. Đặc biệt với các môn Thể thao thi đấu truyền thống, lợi thế và những vận động viên con người Việt Nam anh hùng, đã lan tỏa hình ảnh và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế.
Bài thơ về tập thể dục thể thao
Vận động tốt nhất trên đời
Ấy là đi bộ mọi người chớ quên
“Phòng trị huyết áp, mạch tim”
Giảm được đường huyết tăng lên trong người
Chắc cơ giảm béo tuyệt vời
Khí sắc tươi trẻ cho đời đáng yêu
Mỗi ngày hai lượt sớm chiều
Nửa giờ đi bộ là điều thường xuyên
Đi bộ bác sĩ không tên
Giúp ta sức khỏe chớ nên hững hờ.
Dưỡng sinh, hai chữ, hay là!
Hít vào thong thả, hít ra nhẹ nhàng
Bàn tay xoa bóp dịu dàng
Vuốt đầu thanh thản, mịn màng tóc tơ
Lòng không bợn chút bùn dơ
Biết đâu trăm tuổi, còn thơ với đời!
Trung tâm GDTC&TT