1. NHIỆM VỤ, HÌNH THỨC, CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TIẾN HÀNH THI ĐẤU

1.1. Nhiệm vụ

Tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm, đánh giá kết quả tập luyện, giảng dạy-huấn luyện…

1.2. Các hình thức tổ chức thi đấu

Hình thức thi đấu chính thức (cơ bản): Là các cuộc thi đấu trong khuôn khổ Đại hội Olympic, những giải vô địch thế giới và châu lục… Đội hoặc vận động viên (VĐV) chiến thắng được phong danh hiệu vô địch. Cuộc thi đấu được tổ chức không nhiều hơn một lần mỗi năm và thực hiện theo thể thức thi đấu vòng tròn. Giải Cúp tổ chức nhằm thu hút số lượng các đội tham gia thi đấu một cách tối đa và phát hiện đội chiến thắng trong khoảng thời gian tương đối ngắn, không kể số lượng các đội tham gia nhiều hay ít.

Ví dụ: Đại hội Olympic, Vô địch Thế giới, Vô địch châu lục, Cúp châu lục, Vô địch quốc gia…

Hình thức thi đấu giao hữu, bổ trợ: Là cuộc thi đấu được tổ chức giữa các đội hay tập thể theo thoả thuận riêng trong những thời kỳ huấn luyện khác nhau. Giải đấu giao hữu, bổ trợ giúp phổ cập môn bóng rổ, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc của nhiều nước khác nhau.

Ví dụ: Giải vô địch với quy mô toàn quốc hoặc quốc tế; Giải vô địch ở nhiều hạng khác nhau nhằm chọn những đội mạnh nhất theo từng năm; Giải truyền thống nhằm tăng cường tình đoàn kết, trao đổi học tập giữa các đội, các nước...; Thi đấu tuyển chọn nhằm tuyển lựa những đấu thủ xuất sắc hoặc đội bóng mạnh để xây dựng đội đại biểu, đội tuyển của ngành, khu vực hoặc quốc gia; Thi đấu kiểm tra nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả công tác học tập - huấn luyện cũng như thành tích của vận động viên; Thi đấu biểu diễn - tuyên truyền nhằm động viên, khuyến khích phong trào hoặc tuyên truyền cho hoạt động nào đó.

1.3. Công tác chuẩn bị và tiến hành thi đấu

* Giai đoạn chuẩn bị

Tiến trình thi đấu: Cơ quan thể dục thể thao hoặc cơ quan tổ chức giải thảo kế hoạch thi đấu. Trong kế hoạch thi đấu phải ghi rõ thời gian nhận đơn, thời gian thi đấu loại và chung kết.

Muốn vạch tiến trình thi đấu được chính xác phải nghiên cứu tỉ mỉ tình hình thực tế, đồng thời tranh thủ lấy ý kiến của các đội tham gia thi đấu. Tiến trình phải làm xong trước khi khai mạc giải đấu và đưa trước cho các đội để họ có thời gian chuẩn bị.  

Thể thức thi đấu: Phải rõ ràng, cụ thể, chính xác và phải nêu được những điểm chính sau đây:

- Mục đích, nhiệm vụ thi đấu;

- Thời gian và địa điểm thi đấu; 

- Lãnh đạo thi đấu;

- Đấu thủ tham dự.

Chương trình cụ thể tiến hành thi đấu:

- Thể thức tổ chức thi đấu;

- Cách tính điểm và xếp hạng;

- Thời gian nhận đơn và bốc thăm, địa điểm thi đấu;

- Quy định làm đăng ký đấu thủ thi đấu;

- Quần áo đấu thủ, màu sắc, kiểu, số.

Hồ sơ xin tham gia thi đấu gồm:

- Giấy cho phép tham dự thi đấu của thủ trưởng đơn vị có đội bóng và đơn xin tham gia thi đấu của đội gồm:

+ Tên tập thể nộp đơn;

+ Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chữ ký, ảnh của từng đấu thủ;

+ Họ tên, tuổi của lãnh đội, chỉ đạo viên;

+ Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ và bảo đảm các quy định khác của từng đấu thủ;

+ Đăng ký quần áo.

Trọng tài: Thành phần và danh sách của ban trọng tài, trưởng ban trọng tài, nguyên tắc phân công trọng tài từng trận, phương pháp ghi biên bản và địa điểm lưu các biên bản.

Phần thưởng: Ghi rõ số lượng giải và danh hiệu tặng cho các đội đoạt giải.

Một số công tác chuẩn bị khác:

- In biên bản thi đấu, vẽ biểu đồ theo dõi thi đấu.

- Tổ chức ban bảo vệ sân bãi, phương tiện đi lại, ăn ở cho cầu thủ.

- Thành lập ban kiểm tra, xét duyệt đơn xin tham gia thi đấu của các đội.

- Thành lập ban y tế, chuẩn bị giải thưởng, làm vé, giấy mời.

* Công tác chuẩn bị thi đấu

Kết quả tiến hành thi đấu phụ thuộc phần lớn vào việc chuẩn bị cho thi đấu, toàn bộ công việc chuẩn bị được tiến hành theo một số giai đoạn:

- Soạn thảo điều lệ thi đấu;

- Chuẩn bị địa điểm thi đấu;

- Làm việc với những người tham gia.

Bất kỳ giải đấu nào cũng được bắt đầu từ việc chuẩn bị soạn thảo các điều lệ giải, điều lệ giải được soạn thảo dựa trên cơ sở thời gian của kế hoạch theo lịch thi đấu. Điều lệ không chỉ là văn bản mang tính pháp luật mà còn là tài liệu mang tính phương pháp nhằm định hướng cho việc học tập, huấn luyện trong thời kỳ huấn luyện trước thi đấu của các vận động viên. Bởi vậy điều quan trọng là điều lệ phải được gửi trước đến các tổ chức tham gia thi đấu.

Các tổ chức thể thao chỉ đạo tổ chức giải là cơ quan soạn thảo điều lệ. Điều lệ thi đấu cần biên soạn rõ ràng và trình bày ngắn gọn:

- Mục đích và nhiệm vụ: Thi đấu để đánh giá kết quả của công việc học tập và phát hiện các đội mạnh nhất, phổ cập tuyên truyền môn bóng rổ… phụ thuộc vào quy mô các loại hình thi đấu;

- Địa điểm và thời gian tiến hành giải: Chỉ rõ nơi, cơ sở tiến hành thi đấu và xác định các ngày thi;

- Lãnh đạo thi đấu: Chỉ rõ ai là người tổ chức và chỉ đạo giải, thành phần ban trọng tài và ai quyết định thành phần đó;

- Những người tham dự giải: Chỉ rõ số lượng và danh sách tên các đội được phép tham gia thi đấu, số lượng tối đa những người tham gia trong đăng ký thi, xác định lứa tuổi những người tham dự và trình độ của họ;

- Những điều kiện tiến hành giải: Chỉ rõ các thể thức thi đấu mà đánh giá kết quả, xác định đội thắng;

- Những điều kiện khiếu nại và trình tự xém xét những khiếu nại đó;

- Khen thưởng các đội và những người tham gia: Nêu rõ các đội thắng sẽ được khen thưởng như thế nào và giải thưởng ra sao?

- Những điều kiện tiếp nhận các đội: Nêu rõ điều kiện tài chính, thời gian đến và đi, những điều kiện ăn ở;

- Các hình thức và thời gian tiếp nhận đăng ký và đăng ký lại, trật tự bố trí các đội và những người tham dự;

- Địa điểm và thời gian bốc thăm;

- Những điều kiện đặc biệt trong thành phần của các đội có các đấu thủ có chiều cao, yêu cầu áp dụng hệ thống bảo vệ xác định (cá nhân), nộp các phiếu kiểm tra để được tham dự giải…

Để điều khiển thi đấu cần chỉ định tổng trọng tài và tổng thư ký cuộc thi.

Để chuẩn bị thi đấu có quy mô rộng lớn cần lập Uỷ ban tổ chức từ 5-7 người để giải quyết tất cả mọi biện pháp cần thiết trực tiếp tại vị trí thi đấu. Nhiệm vụ của Uỷ ban tổ chức thi đấu gồm: Lựa chọn trang bị, địa điểm thi đấu, chuẩn bị dụng cụ, địa điểm ở và tập luyện, tổ chức ăn, hình thành bộ phận thư ký, tiến hành thông tin sơ bộ về giải thông qua báo chí, thông tin… để thông báo về địa điểm và thời gian tiến hành giải, về những đội và những người tham dự cần thiết lập quan hệ với các đại diện của báo chí, thông tấn ở địa phương tổ chức thi để đưa tin về tiến trình thi đấu, chuẩn bị các áp phích quảng cáo chương trình, vé cho những người tham dự.

Địa điểm thi đấu phải có khẩu hiệu, biển hiệu, băng-rôn và cờ. Khu vực thi đấu có phòng để các đấu thủ và trọng tài thay quần áo, phòng tắm và phòng y tế. Đối với giải đấu từ cấp quốc gia trở lên phải có khu vực kỹ thuật cho các cơ quan báo chí, truyền thông tác nghiệp đưa tin. Ngoài ra, cần tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu về đảm bảo an toàn trong suốt quá trình diễn ra giải đấu.

- Công việc của những người tham gia tổ chức giải gồm: Tiếp đón và bố trí chỗ ở cho những người tham dự, làm thẻ tham dự, tổ chức họp lãnh đạo và họp Ban Trọng tài.

- Đại diện Uỷ ban tổ chức phải lãnh đạo và tiếp đón, bố trí chỗ ở cho những người tham dự giải. Tại sân bay, nhà ga có người tham gia cần treo thông báo chỉ dẫn địa chỉ để người tham dự tự đến nếu vì nguyên nhân nào đó không thể đón tiếp được. Trọng tài là những người phục vụ thi đấu cần được sắp xếp ở tách riêng khỏi các vận động viên.

- Việc cấp thẻ thi đấu do Uỷ ban thẩm tra tư cách thực hiện phù hợp với điều lệ thi đấu. Tổng trọng tài chính, bác sỹ trưởng và đại diện Uỷ ban thẩm tra tư cách có trách nhiệm kiểm tra thông tin của đấu thủ theo thẻ được cấp trước khi thi đấu.

* Giai đoạn tiến hành thi đấu

Công tác của Ban trọng tài (Uỷ ban trọng tài): Uỷ ban trọng tài (Ban trọng tài) cử ra Tổng trọng tài hoặc Trưởng ban trọng tài, cấp phó ban trọng tài. Ban trọng tài có nhiệm vụ:

-  Kiểm tra sân bãi, dụng cụ;

- Chỉ định trọng tài điều khiển trận đấu, các trọng tài giúp việc cho trọng tài chính điều khiển trận đấu;

- Thống nhất tư tưởng và phương pháp làm việc của các trọng tài;

- Tổ chức bốc thăm: Gồm đại biểu của Ban trọng tài, Ban thẩm tra tư cách cầu thủ và các đội tham dự;

- Phân bố thời gian và địa điểm thi đấu cho các đội biết;

- Nếu cuộc thi đấu lớn tiến hành trên nhiều sân thì Trưởng ban trọng tài (hoặc Tổng trọng tài) phải ở nơi quan trọng nhất;

- Cử một thư ký chính có nhiệm vụ lưu giữ biên bản, tài liệu của cả quá trình thi đấu, ghi kết quả của trận đấu một cách tỉ mỉ và chính xác;

- Đặt lịch thi đấu và đảm bảo việc thực hiện lịch đó cho tất cả các trận đấu từ đầu đến cuối giải (nguyên tắc phải đảm bảo thi hành đúng lịch thi đấu đã công bố cho các đội biết);

- Thống nhất phương pháp nộp đơn, thời gian nộp đơn, phương pháp xét đơn khiếu nại và quyền xét đơn khiếu nại.

* Giai đoạn tổng kết

Sau khi kết thúc thi đấu, trưởng - phó ban trọng tài cùng với thư ký chính họp để làm báo cáo tổng kết lên ban tổ chức thi đấu. Trình bày rõ ưu và nhược điểm của tiến hành tổ chức thi đấu và phải được thông qua ban trọng tài.

2. THỂ THỨC THI ĐẤU

2.1. Thể thức thi đấu vòng tròn

Tùy theo tính chất của giải, cũng như số đội/VĐV tham gia, thời gian tiến hành, cơ sở vật chất và nhân viên phục vụ… Tùy thuộc vào thời gian, kinh phí, các yếu tố khác để có thể áp dụng các thể thức thi đấu sau:

- Thi đấu vòng tròn (gồm vòng tròn 1 lượt và vòng tròn 2 hay nhiều lượt)

- Thi đấu trực tiếp (một lần thua, hai lần thua)

- Thi đấu hỗn hợp (kết hợp hai loại trên)

- Ưu điểm: Là thể thức thi đấu hợp lý nhất, các đội lần lượt vào thi đấu với nhau, từ đó đánh giá đúng thực chất của các đội và xếp loại chính xác.

- Nhược điểm: Thời gian kéo dài và đòi hỏi phải có nhiều sân bãi, dụng cụ, mặt khác phải rút thăm phân đều các đội về các bảng.

- Nguyên tắc thi đấu: Mỗi đội/VĐV lần lượt tham gia thi đấu với tất cả các đội khác, cuối cùng đội nào nhiều điểm nhất là đội vô địch.

Trường hợp vận dụng: Số đội/VĐV tham gia thi đấu nhiều, thời gian tổ chức thi đấu kéo dài, đánh giá đúng thực chất khả năng và trình độ của các đội/VĐV.

- Cách tính vòng đấu

Giả sử số đội/VĐV tham gia thi đấu là a, số vòng đấu là D.

+ Nếu a là số chẵn thì số vòng đấu D = a – 1.

Ví dụ: a = 6 đội/VĐV, số vòng đấu là D = 6 - 1 = 5 vòng.

+ Nếu a là số lẻ thì số vòng đấu D = a.

Ví dụ: a = 5 đội/VĐV, số vòng đấu D = 5 vòng.

- Cách tính tổng số trận đấu: 

leftcenterrightdel
 

  Trong đó: X = tổng số trận đấu; a = số đội tham gia thi đấu.

- Cách vạch biểu đồ

+ Trường hợp số đội tham gia thi đấu chẵn

Ví dụ: Vạch biểu đồ thi đấu vòng tròn đơn cho 6 đội/VĐV.

Áp dụng công thức trên ta có:

Số vòng đấu là: D = a - 1 = 5 vòng.                 

Tổng số trận đấu: 

leftcenterrightdel
 

Bảng 2.1. Thi đấu vòng tròn đơn cho 6 đội/VĐV

Những vòng đấu

Vòng I

Vòng II

Vòng III

Vòng IV

Vòng V

1 - 6

1 - 5

1 - 4

1 - 3

1 - 2

2 - 5

6 - 4

5 - 3

4 - 2

3 - 6

3 - 4

2 - 3

6 - 2

5 - 6

4 - 5

Phương pháp sắp xếp vòng thi đấu: Lấy một số cố định và lần lượt đặt các số theo ngược chiều kim đồng hồ tính từ phía dưới của số cố định, các vòng sau mỗi vòng chuyển xuống một số theo ngược chiều kim đồng hồ cho tới khi hết lượt.

+ Trường hợp số đội tham gia thi đấu là số lẻ

Ví dụ: Vạch biểu đồ thi đấu vòng tròn đơn cho 5 đội/VĐV.

Áp dụng công thức trên ta có:

Số vòng đấu là: D = a = 5 vòng.          

Tổng số trận đấu:

leftcenterrightdel
 

Bảng 2.2. Thi đấu vòng tròn đơn cho 5 đội/VĐV

Những vòng đấu

Vòng I

Vòng II

Vòng III

Vòng IV

Vòng V

O - 5

O - 4

O - 3

O - 2

O - 1

1 - 4

5 - 3

4 - 2

3 - 1

2 - 5

2 - 3

1 - 2

5 - 1

4 - 5

3 - 4

Phương pháp sắp xếp vòng thi đấu: Cách tiến hành cũng tương tự như trên song có khác một điểm là lấy O làm chuẩn rồi lần lượt xoay vòng các đội theo chiều ngược kim đồng hồ, để cho tất cả các đội đều lần lượt gặp nhau và gặp số O (có nghĩa là trong mỗi một vòng, cứ trận nào gặp số O thì trận đó được nghỉ). Sau khi sắp xếp xong sẽ cho các đội tiến hành bốc thăm theo số quy định và nếu cần sẽ cho từng cặp một lần lượt bốc thăm, thứ tự từng trận đấu của mỗi vòng. Nếu không thì cứ theo thứ tự từ trên xuống dưới là trận thứ nhất, thứ hai,…

Lưu ý: Nếu thi đấu vòng tròn kép thì thể thức tiến hành như trên nhưng mỗi một đội sẽ lần lượt được gặp nhau hai lần (lượt đi và lượt về), như vậy tổng số trận đấu sẽ tăng gấp đôi.

2.2. Thể thức thi đấu loại trực tiếp

Ưu điểm: Có thể tiến hành tổ chức cho những giải bao gồm rất nhiều đội/VĐV tham gia mà thời gian thi đấu ngắn vì tổng số trận đấu thường ít nên không mất nhiều thời gian tham gia thi đấu. Các đội mạnh nhanh chóng thể hiện được khả năng của mình.

Nhược điểm: Thi đấu ít, tất cả các đội không lần lượt được gặp nhau dẫn đến việc đánh giá kết quả và thành tích của các đội chưa chính xác, đồng thời khó xác định được vị trí thứ ba. Ngoài ra, những đội mạnh có thể gặp nhau từ vòng bảng và bị loại ngay từ những vòng đấu đầu tiên làm cho giải đấu thiếu sự hấp dẫn ở những vòng sau.

Thể thức thi đấu loại trực tiếp hai lần thua còn có nhược điểm là số trận thi đấu nhiều hơn một lần thua và lập biểu đồ theo dõi thi đấu tương đối phức tạp. Vì vậy, thể thức thi đấu này hiện nay ít sử dụng.

Thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua:

Nguyên tắc thi đấu: Nếu đội/VĐV nào thua một lần thì bị loại ngay ra khỏi giải đấu, còn đội nào thắng đến cuối cùng là vô địch.

- Chỉ xác định được đội thứ nhất và thứ nhì

Trường hợp vận dụng: Số đội tham gia thi đấu nhiều, trình độ các đội chênh lệch nhau nhiều, thời gian tổ chức thi đấu ngắn, không cho phép kéo dài.

Cách vạch biểu đồ có hai trường hợp:

+ Số đội/VĐV tham gia thi đấu là lũy thừa bậc n của 2 tức là a = 4, 8,… gần a và nhỏ hơn a.

Trong đó a là số đội, n là số mũ bất kỳ.

Nếu số đội/VĐV tham gia thi đấu là a = 4, 8, 16… Trong trường hợp này, ta chỉ việc sắp xếp từng đội/VĐV một và cho thi đấu với nhau tới khi nào còn đội/VĐV cuối cùng là nhất.

Ví dụ: Vạch biểu đồ thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua cho 8 đội/VĐV (tổng có 7 trận đấu).

Bảng 2.3. Thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua cho 8 đội/VĐV

VÒNG 1

VÒNG 2

VÒNG 3

Mã số (trận 1, 2, 3, 4)

Mã số

(trận 5, 6)

Chung kết: Mã số
(trận 7)

leftcenterrightdel
Sơ đồ 2.1. Thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua cho 8 đội/VĐV 

+ Nếu số đội/VĐV tham gia thi đấu không phải là lũy thừa bậc n của 2 tức là a > 2n.

Chẳng hạn có thể là 7, 9, 10, 12… trong những trường hợp này, trước hết phải tính số đội/VĐV tham gia thi đấu lượt đầu.

- Công thức tính số đội/VĐV thi đấu vòng đầu: 

leftcenterrightdel
 

Trong đó: X là số đội/VĐV thi đấu vòng đầu; a là tổng số đội tham gia thi đấu; 2n là số gần với a nhất và nhỏ hơn a.

Ví dụ: Vạch biểu đồ thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua cho 10 đội/VĐV.

Số đội/VĐV tham gia thi đấu vòng đầu là:

X = 2(a - 2n) = 2(10 - 2) = 4

 

leftcenterrightdel
Sơ đồ 2.2. Thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua cho 10 đội/VĐV 


Thể thức thi đấu loại trực tiếp hai lần thua:

Thể thức thi đấu này thường áp dụng khi các đội/VĐV tham dự không nhiều, thời gian tiến hành thi đấu cho phép tăng số các trận đấu.

- Công thức tính số đội/VĐV thi đấu vòng đầu như thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua.

- Nguyên tắc: Các đội/VĐV đã thua trong lần thi đấu đầu tiên ở sơ đồ chính sẽ thi đấu ở sơ đồ phụ. Các đội/VĐV ở sơ đồ chính tiếp tục thi đấu, đội/VĐV nào thua chuyển xuống thi đấu ở sơ đồ phụ. Ở sơ đồ phụ đội nào thua sẽ bị loại, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi theo sơ đồ phụ có đội thắng để tham gia chung kết với đội thắng theo sơ đồ chính. Trong trận này nếu đội/VĐV ở sơ đồ chính thắng là vô địch, còn nếu thua đội/VĐV ở sơ đồ phụ thắng sẽ thi đấu tiếp 1 trận nữa để phân thắng thua vì đội/VĐV ở sơ đồ chính mới thua 1 lần.

2.3. Thể thức thi đấu hỗn hợp

Thể thức thi đấu này kết hợp được các ưu và nhược điểm của hai thể thức thi đấu trực tiếp và vòng tròn. Khi có số lượng đội/VĐV tham gia thi đấu lớn và phân bổ đều người ta áp dụng thể thức thi đấu hỗn hợp. Theo thể thức thi đấu hỗn hợp, tất cả các đội/VĐV thi đấu theo các khu vực bảng đấu (theo đặc điểm lãnh thổ, ngành nghề hay theo dấu hiệu khác nào đó). Trong các bảng hay các khu vực thi đấu, người ta thực hiện đầu tiên bằng thể thức vòng tròn một lượt, sau đó sẽ đấu chéo loại trực tiếp và đi đến trận cuối cùng.

Ví dụ: có 16 đội/VĐV tham gia thi đấu ta sẽ sắp xếp như sau:

Chia ra 4 bảng A, B, C, D mỗi bảng 4 đội, sau đó bốc thăm để xác định mã số thứ tự các đội theo từng bảng đấu: Bảng A: A1, A2, A3, A4; Bảng B: B1, B2, B3, B4; Bảng C: C1, C2, C3, C4; Bảng D: D1, D2, D3, D4. Sau đó vẽ sơ đồ vòng đấu bảng (thể thức thi đấu vòng tròn 1 lượt).

Vòng I

Vòng II

Vòng III

1 - 4

1 - 3

1 - 2

2 - 3

4 - 2

3 - 4

THỨ TỰ

ĐỘI/VĐV GẶP ĐỘI/VĐV

TỨ KẾT 1

NHẤT A - NHÌ B

TỨ KẾT 2

NHẤT C - NHÌ D

TỨ KẾT 3

NHẤT B - NHÌ A

TỨ KẾT 4

NHẤT D - NHÌ C

BÁN KẾT 1

THẮNG TỨ KẾT 1 - THẮNG TỨ KẾT 2

BÁN KẾT 2

THẮNG TỨ KẾT 3 - THẮNG TỨ KẾT 4

TRANH THỨ 3

THUA BÁN KẾT 1 - THUA BÁN KẾT 2

TRANH NHẤT NHÌ

THẮNG BÁN KẾT 1 - THẮNG BÁN KẾT 2

Sơ đồ 2.3. Thi đấu vòng tròn 1 lượt cho 4 đội/VĐV

Kết thúc vòng đấu bảng, sẽ lấy mỗi bảng 2 đội (đội/VĐV nhất và đội/VĐV nhì bảng). Như vậy, có 8 đội/VĐV vào thi đấu vòng tứ kết (4 cặp đấu). Vòng tứ kết sẽ đấu chéo (thể thức loại trực tiếp).

Kết thúc vòng tứ kết sẽ lấy 4 đội/VĐV thắng vào thi đấu vòng bán kết (2 cặp đấu). Kết thúc vòng bán kết sẽ thi đấu vòng chung kết.

2.4. Thể thức thi đấu giải thể thao phong trào hiện nay

            Thể thức thi đấu này có đặc điểm như sau:

            - Nếu số đội/VĐV là số chẵn thì sẽ xếp thành từng cặp thi đấu. Các đội thua 1 trận của vòng 1 sẽ vào thi đấu vòng PLAYOFF (vòng đấu phụ), đội nào thua trận thứ 2 sẽ bị loại, đội thắng vòng PLAYOFF (vòng đấu phụ) sẽ vào thi đấu vòng thứ 2. Các vòng thi đấu thứ 2, tứ kết, bán kết nếu đội/VĐV nào thua trận thứ 2 sẽ bị loại. Đội thắng sẽ vào thi đấu trận chung kết.

Ví dụ: Vạch sơ đồ thi đấu cho 20 đội/VĐV (số đội/VĐV chẵn).

Ban Tổ chức tiến hành bắt thăm mã số sắp xếp 20 đội/VĐV thành 10 cặp thi đấu vòng 1 (từ trận số 1 đến trận số 10).

10 đội/VĐV thua trận (mã trận B) ở vòng 1 sẽ phải thi đấu vòng PLAYOFF mã PO (vòng đấu phụ), từ trận đấu số 11 đến 15.

10 đội/VĐV thắng (mã trận T) trận vòng 1 sẽ được vào thi đấu vòng 2 (trận đấu số 16 đến 22).

Lưu ý: khi sắp xếp vòng đấu số 2, các trận vòng 2 được sắp xếp đội/VĐV thắng trận PO4, PO5 lên nửa trên của nhánh đấu, đội/VĐV thắng trận PO1, PO2, PO3 xuống nửa dưới của nhánh đấu (như bảng 5.5).

Các đội/VĐV thua trận thứ 2 của vòng 2, vòng tứ kết sẽ bị loại. Các đội/VĐV thắng vòng 2, vòng tứ kết sẽ vào thi đấu vòng bán kết. Nếu đội/VĐV thắng vòng bán kết sẽ thi đấu vòng chung kết, 2 đội thua vòng bán kết nhận giải 3.

Vòng chung kết tùy theo tính chất và quy mô giải đấu mà trong Điều lệ thi đấu sẽ quy định số trận đấu là 1 trận, nếu thắng sẽ Vô địch hay thi đấu 3 trận thắng 2 là Vô địch.

Ưu điểm của thể thức thi đấu này là: đội/VĐV có cơ hội được thi đấu ít nhất 2 trận.

Nhược điểm: đội/VĐV thua trận 1 sẽ phải thi đấu tiếp tục thi đấu vòng PAYOFF (vòng đấu phụ) trước đội thắng nên hao tổn thể lực.

 

leftcenterrightdel

Sơ đồ 2.4. Thể thức thi đấu hỗn hợp 20 đội/VĐV giải thể thao phong trào 

- Nếu số đội/VĐV là số lẻ thì sẽ xếp thành từng cặp thi đấu, riêng 3 đội/VĐV thi đấu vòng tròn 1 lượt, sau đó chọn ra 2 đội/VĐV vào thi đấu vòng 2. Riêng đội/VĐV thua trận thứ 2 trong nhóm thi đấu vòng tròn 1 lượt tại vòng 1 sẽ bị loại.

Ví dụ: Vạch sơ đồ thi đấu cho 19 đội/VĐV (số đội/VĐV lẻ).

Ban Tổ chức tiến hành bắt thăm mã số sắp xếp 19 đội/VĐV thành 8 cặp thi đấu vòng 1 có mã bắt thăm từ 1 đến 16 (từ trận số 1 đến trận số 8). Riêng 3 đội/VĐV mã số cuối 17, 18, 19 sẽ thi đấu vòng tròn, chọn ra 2 đội nhất mã TV1, TV2 vào vòng 2, đội thua 2 trận trong vòng tròn sẽ bị loại.

8 đội/VĐV thua trận (mã trận B) ở vòng 1 sẽ phải thi đấu vòng PLAYOFF mã PO (vòng đấu phụ), từ trận đấu số 12 đến 15.

8 đội/VĐV thắng (mã trận T) trận vòng 1 và 2 đội/VĐV thắng vòng tròn mã TV1, TV2 sẽ được vào thi đấu vòng 2 (trận đấu số 16 đến 22).

Lưu ý: khi sắp xếp vòng đấu số 2, các trận vòng 2 được sắp xếp đội/VĐV thắng trận PO3, PO4, TV1 lên nửa trên của nhánh đấu, đội/VĐV thắng trận PO1, PO2, xuống nửa dưới của nhánh đấu (như bảng 5.6).

Các đội/VĐV thua trận thứ 2 của vòng 2, vòng tứ kết sẽ bị loại. Các đội/VĐV thắng vòng 2, vòng tứ kết sẽ vào thi đấu vòng bán kết. Nếu đội/VĐV thắng vòng bán kết sẽ thi đấu vòng chung kết, 2 đội thua vòng bán kết nhận giải 3.

Vòng chung kết tùy theo tính chất và quy mô giải đấu mà trong Điều lệ thi đấu sẽ quy định số trận đấu là 1 trận, nếu thắng sẽ Vô địch hay thi đấu 3 trận thắng 2 là Vô địch.

Ưu điểm của thể thức thi đấu này là: đội/VĐV có cơ hội được thi đấu ít nhất 2 trận.

Nhược điểm: đội/VĐV thua trận 1 sẽ phải thi đấu tiếp tục thi đấu vòng PAYOFF (vòng đấu phụ) trước đội thắng nên hao tổn thể lực và có đội gặp lá thăm may mắn (Lucky Lost).

leftcenterrightdel

Sơ đồ 2.5. Thể thức thi đấu hỗn hợp 19 đội/VĐV giải thể thao phong trào

3. KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN

            Các thể thức thi đấu của giải thể thao hiện tại rất phong phú đa dạng, có nhiều thể thức kết hợp với nhau.

            Xu hướng sử dụng thể thức vòng tròn 1 lượt tính điểm (hoặc vòng đấu bảng theo khu vực – nếu nhiều đội tham dự) chia bảng rồi thi đấu vòng tròn chọn đội nhất hoặc thêm đội nhì mỗi bảng vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết lại bắt thăm chia bảng thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm, chọn đội nhất hoặc thêm đội nhì mỗi bảng vào vòng tứ kết đấu loại trực tiếp 1 lần thua, các đội thắng sẽ vào vòng chung kết. Đây là thể thức phổ biến ở các môn thể thao đồng đội.

            Xu hướng sử dụng thể thức thi đấu loại trực tiếp 2 lần thua ít sử dụng trong giải thể thao phong trào.

Xu hướng sử dụng thể thức thi đấu hỗn hợp có thêm vòng PLAYOFF là thể thức thi đấu mới và đang trở thành xu hướng rộng rãi trong các giải thi đấu thể thao phong trào hiện nay với ưu điểm là một đội/VĐV có thể thi đấu ít nhất 2 trận trong 1 giải đấu.

Th.S Nguyễn Văn Toản

Nhóm Nghiên cứu mạnh - Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao